CÔNG TY TNHH SX-TM-DV VIFRESH

Số 1B, Đường 30 Khu phố 2, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TPHCM
0828 358 333 (call, zalo, whats app) - vifresh.ltd@gmail.com

logo-zalo-vector

Cám gạo – nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong chăn nuôi.

Với nhiều người chuyên về chăn nuôi họ lựa chọn cám gạo cho vật nuôi của mình, với giá trị dinh dưỡng rất cao nên cám gạo được sử dụng làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm trở nên rất phổ biến.

Tìm hiểu quá trình tạo ra và thông tin về cám gạo sẽ giúp các nhà dinh dưỡng hiểu hơn về loại nguyên liệu này, và tự tin bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho heo và gia cầm.

Chúng ta bắt đầu với lúa gạo trên đồng – nguồn gốc của cám gạo. Lúa gạo mà chúng ta trồng và cơm mà chúng ta ăn không giống nhau. Lúa gạo có một lớp vỏ ngoài hoặc vỏ trấu dính chặt giống như lúa mạch và yến mạch. Loại bỏ lớp vỏ trấu là bước đầu tiên trong ngành công nghiệp xay xát gạo.

Không giống như các loại ngũ cốc tương tự khác, vỏ trấu gạo rất giàu silica (silicon dioxide), được biết đến như đá thạch anh hoặc cát. Chính vì thế, lớp vỏ trấu cứng không chỉ mài mòn các máy móc thiết bị trong nhà máy thức ăn, mà cũng gây ảnh hưởng tương tự bên trong cơ thể vật nuôi.

Tiêu thụ vỏ trấu với hàm lượng nhất định có thể gây tiêu chảy (trường hợp nhẹ) và xuất huyết nội (trường hợp xấu nhất). Rõ ràng, mức độ nguy hiểm tỷ lệ thuận với lượng vỏ trấu vật nuôi ăn vào. Do đó, vỏ trấu bị cấm sử dụng trong khẩu phần thức ăn cho cả heo và gia cầm.

Hầu hết các nhà máy gạo thường tái sử dụng vỏ trấu như chất đốt lấy năng lượng để sản xuất nhiệt hoặc điện, hoặc cả hai. Thật đáng tiếc, một số nhà máy đã phối trộn một phần phụ phẩm trấu xay xát vào cám gạo, và đây là lý do đầu tiên khiến cho những sản phẩm cám gạo như vậy thất bại. Để tránh trường hợp này, người ta khuyến cáo nên kiểm tra kỹ hàm lượng silica trong cám gạo đầu vào ở mức phù hợp và khả năng thu nhận.

Khi loại bỏ lớp vỏ trấu, chúng ta sẽ có được gạo nâu – hay còn gọi là gạo lứt. Hạt gạo lúc này khá giống với lúa mì, và cũng như lúa mì, rất khó nấu chín và nhai. Chính vì thế, lớp vỏ nâu giàu chất xơ (phần khó nhai) bên ngoài cũng cần được loại bỏ.

Sản phẩm này chính là “cám” thực sự, tương tự với cám lúa mì, thậm chí thành chất xơ trong cám này rất giàu pentosan, đặc biệt là arabinoxylan. Chính vì thế, sẽ có lợi hơn nếu chúng ta kết hợp sử dụng enzyme phân giải lúa mì khi bổ sung cám gạo ở hàm lượng cao. Rất có thể, việc phối hợp này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho gia cầm hơn, nhưng tất cả những thông tin giả định này đều cần có tài liệu dẫn chứng.

Sau quá trình xay xát gạo, phần phôi sẽ được lấy đi. Cũng giống như các loại hạt khác, gạo cũng là hạt giống, có chứa phôi và có thể phát triển thành một cây mới – phần còn lại chính là nguồn thức ăn dự trữ cho cây con. Phôi gạo rất giàu protein và dầu. Sau khi lấy đi phôi, chúng ta sẽ gạo nguyên chất giàu tinh bột thường dùng trong các bữa ăn.

Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở Châu Á, người ta thường trích xuất dầu cám gạo, nhưng hầu hết phần phôi này được trộn với cám. Đây là một quá trình cho ra sản phẩm mà chúng ta mong muốn, nhưng nó cũng có thể là nguồn gốc của một số vấn đề.

Cùng với dầu, trong phôi còn có một lượng enzyme để oxy hóa phần chất béo (phần năng lượng đầu tiên cung cấp cho mầm cây trước khi huy động tinh bột từ xa). Các lipoxidase bắt đầu hoạt động ngay khi chúng tiếp xúc với không khí, và vấn đề này xảy ra khi phần phôi gạo bị nghiền vỡ trong quá trình xay xát.

Do đó, cám gạo chứa hàm lượng dầu cao và có giá trị dinh dưỡng đáng kể khi bổ sung vào khẩu phần cho vật nuôi; nhưng phần dầu trong cám gạo rất dễ bị oxy hóa – là nguyên nhân làm cho vật nuôi kém ăn hoặc bỏ ăn – đặc biệt là ở thú non.

Để ngăn chặn tình trạng này, các nhà máy gạo nên bổ sung chất chống oxy hóa trực tiếp vào cám, nhưng việc làm này hiếm khi được thực hiện, có thể do tốn kém chi phí hoặc thiếu thiết bị trộn. Nếu không được bảo vệ, cám gạo nguyên béo (tên thường gọi) sẽ bị oxy hoá nhanh chóng, trừ khi sản phẩm được tiêu thụ trong vòng vài ngày sau khi sản xuất.

Điều cuối cùng chúng ta hiểu rằng cám gạo là một loại ngũ cốc giàu phytate. Nói cách khác, lượng phốt pho tiêu hóa được (với heo) hoặc hữu dụng (với gia cầm) trong cám gạo không đáng kể. Động vật chỉ sử dụng được khoảng 12% lượng phốt pho trong loại thực liệu này – phần còn lại được đào thải ra phân.

Bổ sung thêm enzyme phytase sẽ mang đến nhiều lợi ích cho những khẩu phần có sử dụng cám gạo, nhưng có lẽ bổ sung đa liều mới có thể bảo đảm được lợi ích này.

Do đó, khẩu phần có cám gạo cần được bổ sung phốt phát (MCP hoặc DCP), cũng không phải là vấn đề với hầu hết nhà máy thức ăn, trừ khi đã sử dụng nguyên liệu có chứa phốt phát trước đó. Trong trường hợp này, nhà máy sẽ cần chuẩn bị sẵn nguyên liệu bổ sung / dự phòng: một loại phốt phát được sử dụng trong các khẩu phần giàu cám gạo.

Nhìn chung, cám gạo là một nguyên liệu có giá trị vì nó chứa khoảng 14% protein thô, 7 – 10% xơ thô và có đến 17% dầu. Năng lượng thuần của cám gạo là 10 MJ/kg đối với heo và năng lượng chuyển hóa là 11.5 Mj/kg đối với gia cầm.

Loại bỏ vỏ trấu và độ ổn định của dầu trong cám gạo sẽ đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm có thể sử dụng được ở một lượng giới hạn (do thành phần xơ của cám gạo) trong tất cả các khẩu phần của heo và gia cầm.

Nguồn tham khảo Internet

Chúng tôi khát khao được phục vụ và đồng hành cùng sự phát triển của Quý Khách Hàng.

QUÝ KHÁCH CẦN CUNG CẤP CÁM GẠO XIN LIÊN HỆ:

TƯ VẤN 24/7 

0828 358 333

Tại sao chọn chúng tôi
quality
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG ​
tag
GIÁ CẢ CẠNH TRANH
order
ĐẶT HÀNG NHANH CHÓNG
delivery-truck
GIAO HÀNG TẬN NƠI
quality

SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG ​​

order

ĐẶT HÀNG NHANH CHÓNG

tag

GIÁ CẢ CẠNH TRANH

delivery-truck

GIAO HÀNG TẬN NƠI

Tư vấn trực tuyến
Có thể bạn quan tâm
Translate »