Trấu là phần vỏ bao bên ngoài của hạt gạo, có tác dụng bảo vệ hạt gạo sinh trưởng, phát triển. Sau khi lúa được thu hoạch và xát thành gạo thì phần trấu bên ngoài sẽ được loại bỏ. Trước đây trấu thường được sử dụng để nhóm bếp nhưng trong vài năm trở lại đây, khi công nghệ ngày càng phát triển, các nghiên cứu về việc ứng dụng của vỏ trấu cũng trở nên đa dạng và phổ biến hơn.
Trấu là gì?
Là nước có sản lượng gạo xuất khẩu cao thứ 2 thế giới, cây lúa từ lâu đã gắn liền với đời sống của người dân nước ta. Bên cạnh nguồn lương thực chính là gạo thì cây lúa còn mang đến rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp hữu ích, trong đó có trấu.
Theo bách khoa toàn thư wikipedia, trấu là lớp vỏ cứng bao bên ngoài của hạt gạo, bảo vệ hạt gạo trong mùa sinh trưởng. Thông thường, trấu sẽ được thu hoạt cùng với gạo sau khi loại bỏ phần rơm, khi muốn sử dụng gạo, người ra sẽ mang thóc đi xay xát để loại bỏ phần vỏ là trấu.
Về thành phần, trấu chứa các chất hữu cơ như cellulose, lignin, hemi-cellulose, nito và chất vô cơ. Trong đó lignin chiếm khoảng 25-30%, cellulose chiếm 35-40%. Trong thành phần đó có khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại sẽ chuyển thành tro.
Phần tro thu được sau khi đốt trấu có chứa đến 80% là silic oxit, đây là thành phần có thể được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực hiện nay. Như vậy ta có thể thấy trấu là một loại nguyên liệu đốt khá hữu ích với hiệu suất đốt cao, phế phẩm sau đốt còn có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hữu ích.
Vậy bên cạnh việc sử dụng như một chất đốt thì trấu còn có chức năng gì hay không? Cùng cuitrauep.com theo dõi phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu về điều này nhé!
Chức năng của vỏ trấu
Trước đây, khi công nghệ chưa quá phát triển, vỏ trấu thường là một loại phụ phẩm nông nghiệp và chỉ thường sử dụng để làm chất đốt. Những theo thời gian, khi khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, ứng dụng của vỏ trấu cũng ngày càng đa dạng và phổ biến hơn. Dưới đây là các chức năng của vỏ trấu được tổng hợp bởi chúng tôi mà bạn có thể tham khảo:
Dùng làm chất đốt
Làm chất đốt vẫn là ứng dụng phổ biến nhất của vỏ trấu hiện nay nhưng khác với việc sử dụng trực tiếp vỏ trấu để đốt trước đây thì hiện nay, người ta sử dụng một số phương pháp chuyên dụng để tăng hiệu suất đốt cho vỏ trấu.
Với ứng dụng này, trấu sẽ được sấy khô, đưa vào một quy trình nén chuyên dụng để nén thành những viên củi trấu có mật độ vỏ trấu cao, giúp tăng hiệu suất đốt đồng thời giúp tiết kiệm không gian vận chuyển.
Dùng làm vật liệu xây dựng
Các nghiên cứu về thành phần của tro vỏ trấu đã cho thấy rằng trong tro vỏ trấu có đến 80% là Silic oxit, một trong những nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng tro vỏ trấu kết hợp với xi măng trong quá trình xây dựng sẽ giúp bê tông trở nên cứng chắc và có khả năng chống xâm thực cao hơn.
Bên cạnh đó, số liệu cũng chỉ ra rằng, trung bình cứ đốt 1 tấn vỏ trấu sẽ tạo ra 180kg tro. Trong 180kg tro này sẽ có 144kg silic oxit nên tro vỏ trấu có thể sử dụng để thay thế trực tiếp cho SiO2 trong xi măng.
Bên cạnh đó, vỏ trấu còn có thể được sử dụng để sản xuất gỗ công nghiệp, cũng là một loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay.
Dùng để sản xuất silic oxit
Silic oxit có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ là xây dựng, vì thế việc sản xuất và tách silic oxit từ tro vỏ trấu luôn là điều được quan tâm. Theo một nguyên cứu được đưa ra mới đây, để thu được SiO2 có độ tinh khiết cao từ tro vỏ trấu, ta cần đốt vỏ trấu ở nhiệt độ cao, cụ thể là 800 độ C, các thành phần carbon sẽ bị cháy hết chỉ còn lại những hạt SiO2 có độ tinh khiết cao.
Làm thiết bị lọc nước
Các thiết bị lọc nước sạch hiện nay tại nước ta có không ít được ứng dụng từ vỏ trấu. Theo đó, người sản xuất thiết bị này là ông Nguyễn Trọng Việt kỹ sư khoa Máy lạnh và thiết bị nhiệt tại Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1993. Cụ thể, than vỏ trấu qua một quy trình xử lý đặc biệt đã được tách lấy SiO2 để chế tạo sứ xốp chất lượng cao, phần còn lại là than hoạt tính từ vỏ trấu.
Với quy trình lọc nước này, nước bẩn sẽ đi qua lõi sứ xốp và được lọc thành nước sạch, tiếp theo đó được đưa qua một phần lõi lọc để làm mềm nước. Sau khi được làm mềm, nước sẽ tiếp tục được đưa qua lõi than hoạt tính để lọc lần cuối và mang về thành phẩm nước sạch phục vụ ăn uống.
Làm thiết bị cách nhiệt
Bột trấu khi được kết hợp với thủy tinh lỏng theo tỷ lệ 5:5 sẽ được đưa vào khuôn và nén lại, hỗn hợp này sẽ tự đóng rắn trong môi trường không khí.
Hỗn hợp từ bột trấu và thủy tinh lỏng rắn, có độ chịu nhiệt cao, giá thành rẻ nên được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống.
Làm giá thể trộn đất trồng cây
Giá thể vỏ trấu có thể được sử dụng để trộn trực tiếp vào các loại đất trồng cây hoặc phủ lên bề mặt cây trồng để giữ ẩm và cung cấp khoáng cho cây cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, trộn trấu vào đất còn giúp đất tơi xốp, giúp cây phát triển mạnh hơn.
Trên đây là một số thông tin về trấu là gì cũng như một số chức năng nổi bật của vỏ trấu mà cuitrauep.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích, giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn về loại phụ phẩm nông nghiệp đặc trưng này. Chúc bạn một ngày làm việc tốt lành!